Hit1 vin
4 phương pháp dọn nhà
Ai cũng muốn ngôi nhà của mình gọn gàng, sạch đẹp nhưng rất nhiều người gặp tình trạng "dọn mãi mà vẫn bừa bộn".
Leslie Kilgour, người sáng lập tổ chức Get It Straight Organizing, gợi ý một số phương pháp sắp xếp không gian sống hiệu quả.
Phương pháp Fifo
Fifo là viết tắt của "First In, First Out", có nghĩa là cho vào trước, lấy ra trước.
Quy tắc Fifo có thể áp dụng trong mọi không gian sống nhưng phù hợp nhất khi sắp xếp các món đồ như thực phẩm, hóa mỹ phẩm, đồ trang điểm, đồ dùng vệ sinh.
Shantae Duckworth, người sáng lập tổ chức Shantaeize Your Space, giải thích cách hoạt động của phương pháp Fifo là: "Khi bạn mua bất kỳ mặt hàng mới nào, đặc biệt là liên quan đến thực phẩm hoặc đồ dùng vệ sinh, bạn cần đảm bảo rằng các sản phẩm có ngày hết hạn gần nhất được đặt ở phía trước để sử dụng trước, trước các mặt hàng có date mới hơn mà bạn vừa mua".
Áp dụng phương pháp Fifo giúp bạn tiết kiệm tiền, thông qua việc sử dụng những thứ gần hết hạn trước. Bạn cũng có thể kiểm soát tốt những gì mình đang có và đánh giá xem bạn có thực sự cần mua thêm thứ gì đó không.
Kris Hargrove, nhà tổ chức chuyên nghiệp và là người sáng lập tổ chức Organized by Kris, cho biết áp dụng Fifo có thể giúp giảm bớt sự lộn xộn trong không gian bếp, nhà tắm, phòng ngủ.
Ảnh minh họa: Todoit
Phương pháp 20-10
Phương pháp dọn dẹp 20-10, được phát triển bởi Rachel Hoffman, tác giả của cuốn You're Better Than Your Mess, là một phương pháp dọn dẹp trong đó bạn dành 20 phút để dọn dẹp và sắp xếp, sau đó là 10 phút nghỉ ngơi.
Theo quy tắc này, trong 20 phút được quy định ra, bạn dọn dẹp một không gian cụ thể (như tủ quần áo,HIPCLUB ngăn kéo đựng đồ hoặc tủ bếp). Trong thời gian này, bạn cần giữ tập trung nhất định nên cần bỏ điện thoại, máy tính sang một bên. Sau khi thời gian hết, bạn nghỉ 10 phút. Sau khi 10 phút trôi qua, bạn có thể tiếp tục dọn dẹp trong 20 phút tiếp theo.
Ưu điểm của phương pháp này giúp bạn có thêm hứng khởi để sắp xếp từng không gian nhỏ, thay vì bị chôn vùi trong vô khối công việc dọn dẹp lớn, nhỏ khác nhau. Trên thực tế, phương pháp này đặt ra những mục tiêu nhỏ có thể dễ dàng hoàn thành.
Phương pháp "Không tiếp xúc"
Trong phương pháp "không tiếp xúc", bạn bỏ những món đồ có thể không còn cần vào một hộp, để gọn vào kho hoặc một góc nào đó trong vòng 1-2 tháng. Khi đến hạn chót, bạn sẽ quyết định xem những món đồ trong hộp này có còn cần thiết hay không để bỏ chúng đi hoặc giữ lại.
Việc đóng hộp những thứ bạn ít sử dụng, cất chúng vào tủ hoặc gara trong một khoảng thời gian nhất định sẽ giúp bạn có thời gian xem xét và đánh giá tính hữu dụng của món đồ đó.
Chìa khóa để thành công với phương pháp này là tuân thủ thời gian đã được đặt ra trước khi đưa ra quyết định, thay vì trì hoãn. Làm như vậy sẽ giúp bạn có nhiều khả năng loại bỏ những gì bạn đã đóng vào hộp mà không còn tâm lý tiếc.
Phương pháp "Không biết"
Việc sàng lọc những món đồ mà bạn có sự gắn bó về mặt tình cảm có thể rất mệt mỏi và tốn thời gian. Trong trường hợp này, bạn có thể áp dụng phương pháp "Không biết".
Trong phương pháp này, bạn thử xem giữa những món đồ mình đang sở hữu, từ phòng ngủ, phòng khách, gian bếp, thứ nào bạn chưa từng sử dụng, không biết đến và để chúng phủi bụi từ khá lâu. Thay vì tiếp tục tích trữ, nên bỏ nó đi, cho người nào đó cần hoặc đơn giản là bán thanh lý.
Kỹ thuật đơn giản nhưng hiệu quả này khuyến khích bạn vứt bỏ những món đồ mà bạn thậm chí không nhớ là mình từng sở hữu, ví dụ một bộ quần áo đã bỏ xó trong tủ từ lâu, các đồ dùng nhà bếp như máy làm bánh, máy xay bạn chỉ dùng một lần mà bỏ xó.
Thùy Linh (Theo Realsimple)